Bàn chân bẹt hay hội chứng bàn chân bẹt là gì? Nguyên nhân gây nên hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ & các cách định hình lại bàn chân bé bị bẹt trở lại bình thường như thế nào, cùng Biti’s tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Nội dung chính
Hội chứng bàn chân bẹt là gì và tác hại?
Hội chứng bàn chân bẹt hay còn gọi là bàn chân vòm thấp (Flatfeet), là tình trạng lòng bàn chân bằng phẳng, không có độ hõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn. Điều này có nghĩa là toàn bộ lòng bàn chân của người bệnh sẽ chạm hoàn toàn vào mặt sàn, gây nên những cơn đau nhức khi di chuyển và cản trở cơ thể giữ thăng bằng.
Hơn 50% trẻ em châu Á bị hội chứng bàn chân bẹt, hội chứng này khiến trẻ em khi vận động dễ té ngã, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khung xương toàn bộ cơ thể và những hệ quả không tốt về cấu tạo xương khi phát triển thể chất. Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, tuy nhiên trẻ nhỏ sẽ được hỗ trợ để cải thiện bàn chân bẹt nếu trẻ được phát hiện sớm & có biện pháp hỗ trợ đúng cách để cân chỉnh lại tư thế đi đứng thẳng.
Ngoài ra, bàn chân bẹt ở trẻ em còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Biến dạng bàn chân: Trẻ có bàn chân bẹt khi đi lại, phần cạnh trong của bàn chân sẽ áp sát xuống mặt đất, lâu dần sẽ khiến bàn chân bị biến dạng.
- Viêm hoặc thoái hóa khớp gối: Cấu trúc bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi người bệnh đi lại và chạy nhảy, dẫn đến khớp gối cũng bị xoay lệch. Đây chính là căn nguyên gây viêm, thoái hóa khớp gối.
- Ảnh hưởng đến lưng và cổ: Sự mất cân bằng cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến lưng và cổ, gây ra các cơn đau khó chịu tại khu vực này.
- Có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý khác: Cong vẹo cột sống, ngón chân cái có cấu trúc bất thường, viêm bao hoạt dịch ngón cái, gãy xương, đau xương cẳng chân, viêm khớp bàn chân, gai gót chân, viêm cân gan chân…
- …
Dấu hiệu nhận biết hội chứng bàn chân bẹt như thế nào?
Hội chứng này ở trẻ có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như:
- Lòng bàn chân của trẻ phẳng lì, có khuynh hướng áp cạnh trong (phần vòm) của bàn chân xuống đất khi đi đứng.
- Khi đứng quay mặt vào tường, góc cạnh mắt cá chân của trẻ cong khá nhiều, khớp gối có xu hướng chụm vào nhau.
- Cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách làm ướt chân trẻ bằng nước màu, sau đó cho trẻ in bàn chân lên cát hoặc giấy trắng, nếu thấy dấu chân in hiện rõ toàn bộ bàn chân, không để lại hõm cong thì chứng tỏ trẻ có tật bàn chân bẹt.
- Trẻ bị tật bàn chân bẹt còn thường xuyên phàn nàn về các cơn đau ở bàn chân, mắt cá, đầu gối hoặc có những biểu hiện vụng về hay gặp khó khăn trong khi chơi thể thao.
- Ngoài ra, ba mẹ có thể dẫn bé đến các phòng khám chuyên khoa để đánh giá mức độ bàn chân bẹt
Nguyên nhân nào gây nên hội chứng bàn chân bẹt?
Bệnh lý bàn chân bẹt có thể do:
- Thường xuyên di chuyển chân trần trên các mặt phẳng cứng khiến lực chịu toàn bộ cơ thể ép xuống lòng bàn chân.
- Chế độ ăn uống & béo phì: Đây là yếu tố làm tăng áp lực lên bàn chân, khiến cho vòm bàn chân sụp xuống và biến dạng.
- Di truyền: Dị tật bàn chân bẹt bẩm sinh do di truyền nếu ba mẹ có tiền sử bị hội chứng bàn chân bẹt. Hoặc trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân cũng có thể phát triển thành bàn chân bẹt.
- Dây chằng lỏng lẻo: Dây chằng là một dải mô kết nối các xương với nhau, giữ vai trò quan trọng trong việc định hình vòm cong bàn chân. Khi dây chằng lỏng lẻo, các xương bàn chân không được cố định tốt, dẫn đến mất vòm cong bàn chân.
- Chênh lệch chiều dài của hai chân: Nếu 1 trong 2 chân dài hơn bên còn lại, bàn chân của bên chân dài hơn sẽ có vòm phẳng hơn nhằm tạo sự cân bằng. Mất cân bằng chiều dài chân có thể gây ra sự bất thường ở cột sống như vẹo cột sống.
- …
Cách hỗ trợ định hình lại bàn chân bẹt ở trẻ
Sử dụng đế lót định hình bàn chân bẹt Biti’s Fitcare
Nếu được phát hiện sớm, sử dụng đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp an toàn, hiệu quả để hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ. Đế chỉnh hình là một dụng cụ hỗ trợ, được thiết kế đặc biệt theo kích thước bàn chân mỗi bé, đặt vào giày hoặc dép nhằm giúp tái tạo vòm bàn chân, nâng đỡ bàn chân và ngăn ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt gây ra.
Với những trẻ từ 2 – 7 tuổi, thường xuyên mang đế chỉnh hình sẽ giúp tái tạo vòm chân hiệu quả, giúp cấu trúc bàn chân trở về vị trí cân bằng. Trẻ sau 7 tuổi đến đủ 15 tuổi, hiệu quả tạo vòm bàn chân sẽ thấp hơn và trẻ phải mang đế chỉnh hình trong thời gian dài để có được hiệu quả như mong đợi.
*Lưu ý: Lót đế định hình Biti’s Fitcare sử dụng được ở hầu hết các sản phẩm giày dép (khuyến nghị nên sử dụng trên sản phẩm Biti’s để mang lại hiệu quả tốt nhất).
Xem thêm tại: Lót đế bàn chân bẹt Biti’s Fitcare
Hạn chế đi bằng chân trần ở các mặt phẳng cứng
Dựa trên các nguyên nhân khiến bàn chân bé bị bẹt, phụ huynh nên:
- Hạn chế tối đa việc cho trẻ thường xuyên di chuyển trên các mặt phẳng cứng từ nhỏ, khiến toàn bộ cơ thể bị lực tác động cơ thể xuống bàn chân, gây ra hệ quả không tốt đối với lòng bàn chân. Nên mang giày, dép (kể cả dép trong nhà) dành cho trẻ từ khi biết đi để bảo vệ và định hình bàn chân bé từ bé, từ đó không gây ảnh hưởng đến đôi bàn chân.
Chế độ ăn uống hợp lý, tránh thừa cân, béo phì
Việc ăn uống hợp lý để có một cơ thể khỏe mạnh cũng là điều cần thiết, bởi lẽ việc thừa cân, béo phì cũng khiến tổng trọng lượng cơ thể tăng cao, từ đó lực tác động lớn, ảnh hưởng không tốt đến bàn chân bé.
Hi vọng bài viết này có thể giúp ích cho các phụ huynh có con nhỏ tránh việc khiến bàn chân bé bị bẹt gây ảnh hưởng không tốt cho vóc dáng và sức khỏe sau này của trẻ.
Vì một thế hệ trẻ em Việt Nam có đôi chân khỏe mạnh!